Thế giới đối mặt với cuộc khủng hoảng thừa thép 10-08-2017 15:03:10 GMT +7Lời kêu gọi này được đưa ra một ngày sau khi Trung Quốc và các nước sản xuất thép lớn của thế giới không thống nhất được biện pháp giải quyết khủng hoảng thép (dự báo sẽ xảy ra cho ngành này trên qui mô toàn cầu).
Đại diện của Mỹ, Canada, Liên minh châu Âu, Nhật Bản, Mexico, Hàn Quốc, Thụy Sĩ và Thổ Nhĩ Kỳ đồng ý với biện pháp cần tái cơ cấu ngành thép, xem đây là nhiệm vụ khẩn cấp. Họ yêu cầu các chính phủ không nên trợ cấp hoặc hỗ trợ tài chính nhằm duy trì các nhà máy thép thua lỗ hoặc khuyến khích gia tăng sản lượng.
Một cuộc họp của các bộ trưởng và các quan chức thương mại từ hơn 30 quốc gia, do Bỉ và Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) tổ chức hôm 18.4, đưa ra kết luận rằng sản lượng thép của thế giới đang dư thừa cần phải được xử lý một cách nhanh chóng và căn cơ.
Washington cho rằng Trung Quốc cần phải cắt giảm sản lượng hoặc phải đối mặt với sự trừng phạt thương mại từ các nước khác.
Giới chức Trung Quốc cho biết sẵn sàng cắt giảm trong khi truyền thông nhà nước nói rằng đổ lỗi cho Trung Quốc trong các cuộc khủng hoảng ngành thép toàn cầu là “cái cớ cho sự bảo hộ nhưng sẽ phản tác dụng”.
"Do sự hồi phục chậm chạp của nền kinh tế thế giới dẫn đến nhu cầu thép thấp và kết quả là dư thừa với qui mô lớn", ông Zhang Ji, Thứ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc nói với Tân Hoa xã.
Kinh tế toàn cầu suy thoái khiến nhu cầu thép không tăng - Ảnh: Reuters
|
Trung Quốc, nhà sản xuất và xuất khẩu thép hàng đầu thế giới đồng thời cũng là nước nhập khẩu thép lớn thứ năm với lượng nhập 13,57 triệu tấn thép trong năm 2015. Sản lượng sản xuất thép của Trung Quốc đạt mức kỷ lục vào tháng 3.2014 khiến nhiều nhà máy đóng cửa hoặc giảm sản lượng.
OECD cho biết công suất sản xuất thép toàn cầu là 2,37 tỉ tấn trong năm 2015, nhưng tiêu thụ chỉ có 67,5% sản lượng này so với 70,9% của năm 2014.
Tại Anh, ngành thép đang đối mặt cuộc khủng hoảng dư thừa, công ty sản xuất thép lớn nhất ở Anh là Tata Steel tuyên bố sẽ rút khỏi thị trường này và đe dọa sa thải 15.000 lao động. Tuần trước, hơn 40.000 công nhân thép ở Đức xuống đường phản đối thép Trung Quốc bán phá giá. |