# 10 KIẾN TRÚC ĐỀN CHÙA LỚN NHẤT THẾ GIỚI 26-12-2017 10:00:28 GMT +71. Baalbek
Baalbek, còn được gọi là Heliopolis, là một khu khảo cổ được tìm thấy ở miền đông Lebanon. Nó đã từng là nhà của ba đền thờ La Mã, trong đó đền thờ sao Mộc là lớn nhất. Ngôi đền được xây dựng từ giữa năm 150 đến năm 250 sau công nguyên và được bảo quản khá tốt. 19 trong số 42 cột cũ vẫn còn đứng vững đến tận ngày nay. Chúng cao đến 19 mét.
2. Đền thờ Đấng cứu thế
Đền thờ của Đấng cứu thế ở Moscow được dự kiến xây dựng sau thất bại của Napoleon vào năm 1815 nhưng kiến trúc này không thật sự bắt đầu cho đến năm 1839. Năm 1931, nó đã bị phá dỡ để nhường chỗ cho tòa nhà của chính quyền Xô Viết. 60 năm sau, Nhà thờ Chính tòa Nga đã được phép xây dựng lại tại đây. Nhà thờ hoàn thành vào năm 2000, cao 105 mét và là nhà thờ Chính tòa cao nhất thế giới.
3. Nhà thờ Saint Sava
Belgrade, thủ đô của Serbia, là nơi có nhà thờ Chính thống lớn nhất thế giới. Kiến trúc này bắt đầu được xây dựng vào năm 1985, nhưng phần lớn công việc chỉ được hoàn thành vào năm 2004. Cho đến nay, việc hoàn thiện nội thất vẫn đang tiếp tục. Nhà thờ có chiều dài 91 mét, rộng 81 mét và cao 70 mét. Ở tầng trệt, nó có diện tích bề mặt rộng hơn 3.400 mét vuông.
4. Tikal (Đền IV)
Từ năm 200 đến 900 sau công nguyên, Tikal là thành phố lớn nhất trong Đế chế Maya, với dân số từ 100.000 đến 200.000 người. Khu vực này có sáu kim tự tháp ấn tượng, với cấu trúc lớn nhất cao 70 mét. Đền-Kim tự tháp IV được cho là đã được hoàn thành khoảng năm 720AD và là cấu trúc trước Columbian cao nhất ở châu Mỹ.
5. Tháp Jetavanaramaya
Tháp là nơi thiền định chủ yếu liên quan đến Phật giáo. Kiến trúc trong hình trên được tìm thấy ở Sri Lanka, là tháp lớn nhất trên thế giới nếu tính theo khối lượng. Nó được xây dựng vào thế kỷ thứ 3 sau Công nguyên và mất đến15 năm để hoàn thành. Có ít nhất 93.3 triệu viên gạch được sử dụng để xây được cấu trúc cao 122 mét, khiến nó trở thành cấu trúc tháp cao thứ ba trên thế giới sau các Kim tự tháp Giza xây cùng thời điểm.
6. Sri Ranganathaswamy
Hàng triệu du khách và khách hành hương đi thăm đền Sri Ranganathaswamy mỗi năm. Khu phức hợp đền Hindu có diện tích 630.000 mét vuông, khiến nó trở thành khu di tích tôn giáo vẫn đang hoạt động lớn nhất trên thế giới (Karnak ở Ai Cập có diện tích lớn hơn, nhưng đã không còn được sử dụng). Khu phức hợp kiến trúc tôn giáo này có khoảng 21 gopurams, trong đó Rajagopuram là lớn nhất với chiều cao 73 mét, xây từ thế kỉ thứ 17.
7. Đền Akshardham
BAPS, tổ chức tinh thần Hindu, đã hoàn thành ngôi đền này vào năm 2005. Đền Akshardham, có tượng đài trung tâm cao 43 mét, được truyền cảm hứng bởi người đứng đầu Hindu giáo Swaminarayan hiện nay là Pramukh Swami Maharaj. Một đặc điểm đặc biệt của ngôi đền này là nó được bao phủ bởi các hình chạm khắc hình thực vật, động vật, vũ công, nhạc sĩ và các vị thần từ trên xuống dưới.
8. Borobudur
Ngôi đền Phật giáo lớn nhất thế giới trên đảo Java của Indonesia. Borobudur được xây dựng trong 75 năm vào các thế kỷ 8 và 9. Hơn 2.000.000 khối đá đã được sử dụng cho kiệt tác này, diện tích nền đo được của nó là 123x123 mét. Đền Borobodur được chia thành ba phần: nền, thân và chóp tượng trưng cho các bộ phận chính của cơ thể con người.
9. Karnak
Mặc dù bị tàn phá nghiêm trọng nhưng Karnak chắc chắn là một trong những khu khảo cổ ấn tượng nhất ở Ai Cập. Đây là khu phức hợp đền cổ lớn nhất thế giới và nó tượng trưng cho thành tựu của nhiều thế hệ các kiến trúc sư Ai Cập. Một trong những cấu trúc nổi tiếng nhất của nó là Hall Hypostyle, một khu vực rộng hơn 4.600 mét vuông với 134 cột lớn sắp xếp thành 16 hàng, cột cao nhất cao 23,5 mét.
10. Đền Angkor Wat
Angkor Wat là khu phức hợp đền lớn nhất thế giới và là đỉnh cao của kiến trúc Khmer. Nó được xây dựng vào thế kỷ 12 trước Công nguyên ở dưới thời đế chế Khmer. Ngôi đền trung tâm nằm trên một sân thượng lớn bên trên phần còn lại của khu phức hợp. Bên ngoài của đền có kích thước 187x215 mét, chiều cao của tháp trung tâm là 65 mét so với mặt đất. |